Thứ Năm, 26/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English

Đề án: “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”

Đề án: “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”

17/01/2020 00:40 46
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Độc đáo phong tục đón Tết của người H'Mông
Vào tháng cuối năm, khi hoa đào, hoa mận nở tưng bừng khắp núi rừng thì cũng là lúc không khí Tết như đã len lỏi vào từng nhà trong bản của người H’Mông. Các gia đình chuẩn bị lợn, gà, kiếm củi để dùng trong những ngày Tết, phụ nữ chọn hoặc đi mua sắm cho mình những bộ váy áo mới và những bộ vòng trang sức bằng bạc trắng.
 
Trước Tết một tuần, người H’Mông bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết, một công việc khá quan trọng là phải làm lễ đóng tất cả các công cụ sản xuất vì họ quan niệm để cho “chúng” cũng được nghỉ Tết.
Các dụng cụ như cày, quốc, xẻng… sẽ được rửa sạch sẽ rồi đem vào để cạnh bàn thờ tổ tiên trong nhà, người H’Mông quan niệm các dụng cụ này cũng như con người. Đối với bễ lò rèn cũng phải làm lễ đóng lò, cối xay ngô cũng được tháo ra, dán một tờ giấy bản lên rồi làm lễ với gà, bánh ngô, rượu.
 
 
 
Người H'Mông quan niệm mọi súc vật trong nhà quanh năm vất vả thì cũng được ăn tết như người, vì vậy từ tối tất niên các gia đình đều nấu cháo để sáng mùng một cho trâu bò lợn gà ăn.
Món bánh trưng không quan trọng lắm trong ngày Tết nhưng với người H’Mông nhưng ba món không thể thiếu là thịt, rượu ngô và bánh ngô. Trong ngày Tết, nhất thiết mỗi nhà phải có một mâm bánh dày được làm từ những hạt gạo nếp nương do chính tay người H’Mông vun trồng.
Gạo nếp ngon được đồ chín thành xôi, đổ ra phên tre và những thanh niên trong nhà dùng chày gỗ giã cho đến khi thật nhuyễn thì nặn tròn lại rồi đặt lên lá chuối tươi. 
Những ngày Tết, tuỳ thuộc vào mỗi xóm, bản, người H’Mông lại tổ chức thi giã bánh dày, nhà nào làm được bánh dày vừa dẻo, vừa thơm, lại tròn đẹp thì sẽ được thưởng. Phần thưởng chính mâm bánh dày đó.
Một công việc cũng khá cầu kì là nấu rượu ngô, đây là rượu được nấu bằng ngô do người H’Mông trồng, men nấu được làm từ nhiều loại lá và rễ cây rừng nên uống có vị thơm và hơi ngọt. Người H’Mông không đón giao Thừa, đối với họ, tiếng gà trống gáy đầu tiên của sáng sớm mùng Một mới là cái mốc đánh dấu một năm mới bắt đầu. Từ nửa đêm 30, người ta cúng Tổ tiên bằng một con lợn sống, một con gà trống còn sống rồi sau đó mới mang lợn và gà ấy đi giết thịt. Họ nấu một mâm cỗ rồi ăn cơm uống rượu cho đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên. Từ trước tết gia đình nào cũng chọn mua những tờ giấy bạc, người chủ gia đình tự tay cắt thành những đồng tiền bạc sau đó dán những đồng tiền bạc ấy lên cột, cửa nhà, các vật dụng hàng ngày và cả nơi chăn nuôi. 
Người H’Mông quan niệm đó là vàng, là bạc, là tiền cầu phúc cho gia đình một năm mới với mùa màng bội thu, sung túc và sức khỏe.
 
 
 
Bàn thờ của người H’Mông được để chính giữa nhà hướng ra cửa và trang trí đơn giản, bàn thờ  không được lau bằng khăn, không được rửa bằng nước và cũng không được quét dọn, chỉ được quét bằng cây chổi tre ba ngọn do người già trong gia đình lấy về từ ngọn một đỉnh núi hướng Đông của bản. Đặc biệt, người H’Mông luôn giữ cho hương trên bàn thờ Tổ tiên cháy trong suốt ba ngày Tết để thần bếp luôn giữ ngọn lửa xua đuổi tà ma và thú dữ.
Trong những ngày đầu năm mới này người H’Mông kiêng không quét nhà, nếu có quét thì chỉ quét vào trong và không đổ đi vì họ quan niệm làm như vậy là sang năm mới sẽ mất của. Không chỉ có vậy, trong dịp tết chuyện củi lửa của người H’Mông cũng còn nhiều điều thú vị, họ được nhóm lửa nhưng không được thổi lửa vì cho rằng làm như vậy cả năm gia đình họ sẽ gặp gió bão.
Những ngày đầu năm mới, người H’Mông đến nhà nhau để chúc tết, uống với nhau bát rượu, ăn với nhau miếng bánh dày, chúc nhau những điều tốt lành trong năm mới. Trong những ngày Tết, các chàng trai, cô gái H’Mông thường tổ chức các trò chơi dân gian như: Ném Pao, đánh Cầu lông gà, chơi Quay hay thổi Khèn, múa ô, hát ống, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ và đua ngựa.
Theo giaoduc.net.vn
 
 
Ảnh: Nguyễn Vũ Phước (theo Boredpanda)

Chia sẻ::